Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp?
• Học viện Vnskills Multimedia
• Viện CNTT – ĐHQG Hà Nội
• Tại sao chọn Vnskills Multimedia?
Hẳn không dưới 1 lần bạn đã từng đọc những mẩu quảng cáo như vậy trên báo, hoặc các tờ rơi tuyển sinh "chuyên gia ", "chuyên nghiệp", "pro" học nhiếp ảnh ở khắp nơi.
Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, trở thành nhiếp ảnh gia pro? - Vnskills
Có một người bạn đã cười và nói với tôi rằng không biết bắt đầu từ bao giờ Việt Nam ta đã có một định nghĩa nhiếp ảnh gia là nghề chỉ dành cho người giàu, nói chung chỉ cần sắm một chiếc máy ảnh giá “trên trời” và đi khắp nơi chụp ảnh là có thể mang cái mác “nhiếp ảnh gia”.
Tôi cũng hỏi lại bạn tôi rằng có ở đâu người ta không tuyển hay gọi tên một người là nhiếp ảnh gia mà không biết gì về những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nhiếp ảnh. Và rằng một người với nền tảng thẩm mỹ cực tốt, giỏi lý thuyết nhưng luôn cảm thấy khó khăn khi thực hành chụp ảnh sẽ đi xin việc thế nào?
Vậy là chúng tôi cùng đối mặt một vấn đề chung là: Xã hội sẽ không có một đội ngũ nhiếp ảnh gia am hiểu kiến thức nhiếp ảnh, kèm theo gu thẩm mỹ và khả năng bấm máy tốt để tạo ra những khuôn hình đẹp.
Lý do:
Nhầm lẫn cơ bản giữa thẩm mỹ cá nhân và cộng đồng
Nên có sự tương tác giữa cá nhân với cộng đồng nhiếp ảnh
- Xu hướng dạy thiên về lý thuyết tại một số trường khiến những người được đào tạo bài bản này có xu hướng xa rời chức năng sử dụng và truyền tải thông điệp rõ ràng, dễ hiểu cho người sử dụng – đặc điểm cơ bản của Nhiếp ảnh.
- Một số được đào tạo bài bản luôn cho rằng mắt thẩm mỹ của họ “hơn người”.
- Họ quan tâm cái tôi của họ giữa đám đông hơn là chiều lòng đám đông đấy. Họ cho rằng đám đông thẩm mỹ thấp nên đồng ý vơí tất cả những gì họ làm ra, rồi coi đó là cái đẹp, cái tốt cho họ.
- Những ngươì này được dạy kỹ năng chụp ảnh một cách hời hợt, dù hiện nay đã cải thiện nhưng phần lớn vẫn bị tụt hậu.
Nhiếp ảnh không chỉ là sử dụng thông thạo máy ảnh
Nhiếp ảnh không chỉ là bấm máy
- Sẽ không có thói quen, phản xạ nếu họ không được tập đi tập lại nó nhiều lần từ cơ bản với các giá trị nguyên thủy của hình khối vuông tròn, màu sắc trắng, đen trong chụp tĩnh vật tới nâng cao bằng các hình thù phức tạp, màu sắc đa dạng như phong cảnh thiên nhiên, chân dung,…
- Họ có thể làm tốt 1 lần (với sự hướng dẫn của giảng viên) không có nghĩa là lần tiếp theo họ có thể làm nó.
- Các học viên của các trung tâm đào tạo ngắn hạn (dưới 2 tháng) cũng chỉ là “con vẹt” chỉ biết lặp lại những gì được chỉ tại trường mà không thể tự mình tạo ra một phong cách nhiếp ảnh mới. Thiếu cơ bản dẫn tới họ chỉ làm được những gì được dạy trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó.
Thụ động, rập khuôn
Thụ động đang giết chết trí tưởng tượng của nhiếp ảnh gia
- Họ mặc định nghĩ, những gì được dạy là đúng, những gì đã có là đủ. Đi làm cũng là lúc họ kết thúc việc học.
- Lớp người đi sau là bản sao của lớp người đi trước, trong khi nền nhiếp ảnh thế giới thay đổi chóng mặt, luôn khắc nghiệt với những người tạo nên cái đẹp, sáng tạo cái mới.
Và cứ như vậy, những nhiếp ảnh gia được đào tạo thẩm mỹ tốt lại cứ thích xa rời “nguồn gốc” của mình mà phụ thuộc vào những phần mềm để tạo nên “Vẻ đẹp nhân tạo”.
Không những thế, với “khả năng sử dụng thành thạo phần mềm” rất nhiều người học về nhiếp ảnh tự hào với tuyên bố họ là những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp khi làm chủ được quy trình, giai đoạn sản xuất, tất nhiên năng lực sử dụng Photoshop và các phần mềm nhiếp ảnh.
Nói tới đây tôi không thể không thở dài…Lỗi tại ai?
Cá nhân tôi muốn khuyên những người học kiến thức nhiếp ảnh bài bản chịu khó đầu tư thời gian học thêm về kỹ năng chụp ảnh, phần mềm hỗ trợ nhiếp ảnh, học cách tiếp cận và dung hòa giữa nghệ thuật và thẩm mỹ.
Tôi cũng muốn khuyên những người thành thạo chụp ảnh và phần mềm nhiếp ảnh hãy dành thời gian nghiên cứu kiến thức về lý thuyết màu sắc, bố cục, thẩm mỹ, đừng ỷ lại công cụ …
Kết luận
Sẽ không có bất cứ trường học nào, khóa học nào trên thế giới có thể đào tạo ra một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nếu họ không luôn luôn tự trau dồi, học hỏi kiến thức mới, không chăm chỉ hết mình cho nghề nghiệp.
Nếu bạn nắm vững về kiến thức nhiếp ảnh hãy học thêm về cách ứng dụng kiến thức của mình thông qua các kỹ năng chụp chân dung, phong cảnh,…. hãy biến nó thành đôi tay và cái đầu của bạn.
Nếu bạn thông thạo các phần mềm nhiếp ảnh, tại sao bạn không thử tham gia một khóa học nhiếp ảnh cơ bản (chụp tĩnh vật, người, chân dung…), thử cầm máy ảnh, thử dùng tay, mắt, các giác quan của bạn để tiếp xúc với cái đẹp.
Chúng ta hãy nhìn xung quanh chúng ta, nhìn ra thế giới, cùng tham gia các diễn đàn chia sẻ tác phẩm, cùng trao đôỉ bình luận để bạn được trau dồi kiến thức được thấy các xu hướng nhiếp ảnh và các kỹ thuật mới của nghề nghiệp.
Nhân tiện việc tôi mới đọc về Học viện Vnskills Multimedia ngay lập tức tôi mơ một ngày nào đó thấy một ngôi trường tại Việt Nam có thể là nơi đào tạo ra những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, hay những chuyên gia thiết kế đồ họa, lập trình hàng đầu đất nước.
Lúc đó câu chuyện này chỉ là chuyện kể “ngày xửa, ngày xưa, nghề nhiếp ảnh chỉ dành cho người giàu…”
Trên đây là quan điểm cá nhân tôi. Nếu bạn có quan điểm của riêng mình, đừng ngần ngại trao đổi với tôi bằng cách comment phía dưới.
vnskills.com
Bình luận
Cùng chuyên mục
- Những điều cần biết khi sử dụng máy ảnh kỹ thuật số
- Sử dụng các chế độ chụp của máy ảnh số
- Cách chọn máy ảnh kỹ thuật số loại phổ thông
- Các thao tác cơ bản để có một ảnh số đẹp
- Làm thế nào để chụp ảnh kỹ thuật số rõ nét
- Những điều cần biết khi sử dụng máy ảnh số
- 5 mẹo nhỏ giúp chụp ảnh phong cảnh đẹp hơn
- Chụp ảnh đẹp khi đi du lịch
- Tư vấn cách chụp ảnh - Đại diện BGK: Nhiếp ảnh gia Công Hoan
- Chụp ảnh du xuân độc đáo